Vai trò giáo dục của âm nhạc trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi. Trẻ mầm non dễ có cảm xúc, ngây thơ nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện GD thẩm mĩ.
Giáo dục thẩm mĩ là giáo dục cái đẹp cho trẻ. Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ. Lời ca, giai điệu của các bài hát, bản nhạc có thể giúp trẻ tưởng tượng và nói lên cảm xúc của mình, bên cạnh đó trẻ có thể diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ.
- Cảm nhận của ý nghĩa lời ca, âm điệu, tiết tấu… Đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩmmĩ.
- Các bài hát giản dị, có tính nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi sẽ hình thành ở trẻ thị hiếu âm nhạc trong sáng, lành mạnh, là cơ sở của tình cảm thẩm mỹ, đạo đức tốt đẹp.
Âm nhạc và đạo đức.
- Nội dung lời ca phong phú trong các bài hát giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình, bạn bè, lòng yêu nước… từ đó gợi mở cho trẻ về cách ứng xử, hay nói cách khác là GD nhân cách cho các cháu.
- Trẻ múa, hát, chơi trò chơi ÂN giúp cho trẻ vui tươi hồn nhiên, thoải mái tự
- Các hoạt động ÂN có ảnh hưởng tốt đến hành vi văn hoá củatrẻ.
- Khi tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chấp hành tính tổ chức, sự chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với ÂN, biết nhường nhịn, biết giúp đỡ nhau. Qua đó giáo dục trẻ văn hoá giao tiếp, VH hành vi và tính tập thể.
Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ.
- Khi tiếp xúc với âm nhạc, trẻ có khả năng tổng hợp cùng với tư duy
- Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ ÂN là khả năng thu nhận và ghi nhớ lại.
- Tích cực và sự tập trung chú ý trong giờ học hát giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ. Trẻ hát là cùng lúc ghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu. Trẻ càng yêu thích ca hát bao nhiêu thì càngthuộc nhanh bấy nhiêu. Điều này có tác dụng rèn luyện đôi tai nhạy bén cho trẻ, đồng thời tăng cường sự nhận thức về thế giới xung quanh
- Tham gia vào hoạt động ÂN trẻ phải quan sát, tập trung chú ý, biết tổng hợp, so sánh..
Âm nhạc tác động đến sự phát triển sinh lí của trẻ.
ÂN có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Nghe và vận động theo nhạc giúp trẻ phối hợp các động tác đi, chạy, nhảy chính xác, tác phong nhanh nhẹn. Vận động toàn thân khi có nhạc kèm theo tạo cho trẻ mềm dẻo, nhịp nhàng, có ảnh hưởng tốt đến tim mạch và phát triển cơ.
- Nghe nhạc đúng và phù hợp sẽ làm thư giãn thần kinh, kích thích óc sáng tạo ởtrẻ.
- Hát cũng liên quan trực tiếp đến sự phát thể lực: củng cố cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp, đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh…Hát còn giúp trẻ tạo tư thế đúng.
- Tai nghe nhạc phát triển cùng với sự nhạy cảm sẽ giúp trẻ hưởng ứng những hành vi tốt đẹp, hoàn thiện mọi vận động thể chất ở trẻ.
Như vậy, phản ứng của cơ thể đối với âm nhạc chịu sự chi phối của tác động cảm xúc tâm lí của âm nhạc ở mức cao hơn nhiều so với tác động sinh lí trực tiếp.