Lâu nay thế giới quan, cách nhìn nhận và tài năng của con trẻ chưa được các bậc cha mẹ tôn trọng hoàn toàn các quyết định của con. Chúng ta sẽ không lạ lẫm với những lời nhận xét như “ Đừng học nhac, con sẽ chẳng thể trở thành ca sĩ hay nhạc sĩ nổi tiếng được đâu”, “ Đừng học vẽ, giống như Picatxo cũng chẳng đến lượt mình”.” Đừng học nhảy múa gì cả, mình sẽ chẳng có điều kiện để trở thành Linh Nga đâu”. 

Những lời khuyên, những nhận định của người lớn đối với con trẻ đôi khi chưa thực sự đúng với đam mê, với năng khiếu của chúng. 

Mọi đứa trẻ đều tài năng

Ken Robinson, chuyên gia sáng tạp người Anh khi nói về khả năng sáng tạo đặc biệt của trẻ em, nhưng cũng chính ông cũng nhấn mạnh rằng “ Chính người lớn chúng ta đã phung phí điều đó một cách không thương tiếc”.

Vì đâu Ken Robinson lại có đánh giá khắt khe như vậy với các bậc cha mẹ, vì theo ông hầu hết những sáng tạo mới đều ra đời sau những sai lầm. Vì vậy, không cần can thiệp quá sâu vào những sai lầm của trẻ, trừ những sai lầm có thể đoán được hậu quả nặng nề, nếu không hãy để trẻ lặp lại tự tìm tòi và sáng tạo những điều mới mẻ hơn một cách đúng đắn hơn. 

Trẻ con luôn làm điều chúng nghĩ, nếu không biết chúng vẫn cứ làm mà không sợ sai, chúng sẵn sàng mắc lỗi cho những lần đúng tiếp theo. Đến khi trưởng thành, phần lớn lũ trẻ mất đi khả năng này và dần trở nên sợ mắc lỗi, các tài năng cũng vì vậy mà lần lượt mất đi. 

Giáo dục có ưu tiên tài năng của trẻ?

Quan điểm của Ken Robinson là ngày nay tính sáng tạp trong giáo dục cũng như khả năng biết đọc biết viết, chúng ta cần quan tâm tới chúng ở mức độ ngang nhau. Nhưng hiện nay, tất cả mọi hệ thống giáo dục trên trái đất này đều có chung một thứ tự ưu tiên các môn học. Đầu tiên sẽ là các môn Toán, ngôn ngữ, khoa học nhân văn và cuối cùng mới là các môn nghệ thuật, mà sự sáng tạo nổi bật nhất của trẻ lại thường đến từ các môn học không được ưu ái này. 

Việt Nam cũng không ngoại lệ, quan niệm truyền thống thường nặng về học thuật, lý do này cũng khiến nhiều tài năng bị bỏ quên.

Ví dụ gần nhất là ca sỹ Uyên Linh, một ca sỹ nổi tiếng thành danh từ cuộc thi Việt Nam Idol, cô là quán quân mùa 3 năm 2010. Cô kể, ngay từ nhỏ cô đã rất mê nhạc, khi ấy có thể nghe và thuộc hàng trăm ca khúc. Nhưng cô nói “ Chỉ nghe và thích vậy thôi, chứ nào có dám đi hát”. Mẹ Linh là một giáo viên, nên bà chỉ đôn đốc con gái học các môn văn hóa, gần như bỏ qua chuyện hát hò của cô, vậy nên cả cô và gia đình cũng không hề nhận ra cô có tài năng với âm nhạc. 

Hay như câu chuyện về chàng cầu thủ nổi tiếng Nguyễn Công Phượng ở Nghệ An, anh đã vinh dự trở thành một trong ba chân sút đầu tiên của Việt Nam lần đầu được mời sang thử việc ở đội bóng Arsenal. Đây là một ước mơ quá lớn với một gia đình nghèo khó. Tuy nhiên điều đáng nể phục là bố mẹ Phượng đã biết ủng hộ niềm đam mê của con mình, có thể bán những tài sản quý giá để ủng hộ hành trang cho con. 

Sự quan tâm của ba mẹ đến tài năng con trẻ

Hiện nay đa số các ông bố bà mek trẻ cũng đã quan tâm nhiều hơn đến việc cho con theo học các môn học năng khiếu, kỹ năng. Họ chịu khó tìm tòi các trung tâm, các trường đạo tạo, các khóa học về năng khiếu cho con em mình, và điều này đáng để trân trọng và cổ vũ. 

Hiện nay  cùng với nhu cầu tìm kiếm các trường học năng khiếu cho con, ở tại các thành phố lớn nhỏ của Việt Nam, đã xuất hiện nhiều các trung tâm năng khiếu. Các cuộc thi năng khiếu lớn nhỏ cũng được tổ chức, điều này mở ra cơ hội phát triển năng khiếu toàn diện cho các bé mang lại một cuộc sống phong phú và thú vị hơn.