Giáo dục sớm cho trẻ là chủ đề hot trong những năm gần đây của những bà mẹ bỉm sữa. Có mẹ chăm chỉ tham gia các khóa học của các chuyên gia, có mẹ lại tự mày mò học tập kinh nghiệm từ các group nuôi con trên mạng xã hội, hay đơn giản học tập bạn bè của mình khi thấy bạn nuôi con khỏe mạnh, đứa trẻ hạnh phúc vui vẻ. Đây là quan niệm nuôi con mới.
Nhưng ngược lại cũng có không ít bà mẹ trẻ cho rằng đó là những thứ không thực tế và chỉ phù hợp với văn hóa phương Tây. Thực tế cho thấy ta cũng không thể phủ định được quan điểm đó đúng hay sai. Vì theo cách giáo dục truyền thống chúng ta vẫn có rất nhiều người con thông minh, có nhiều đóng góp cho xã hội.
Dù giáo dục con theo phương pháp nào thì mục đích chung cũng là giúp trẻ lớn lên thông minh, khỏe mạnh và có một cuộc sống hạnh phúc. Để có thể đạt được những mong muốn này các bậc phụ huynh cần lập kế hoạch giáo dục có chủ đích theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Giáo dục có chủ đích là như thế nào?
Giáo dục có chủ đích tức là đặt ra mục đích giáo dục cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của đứa bé trong thời kỳ vàng (0-6 tuổi). Ở mỗi thời kỳ khác nhau sẽ có những việc làm cụ thể, được tập trung nhiều hơn, song song với các hoạt động khác của bé, nhằm chuẩn bị cho chúng những kỹ năng cần thiết để trẻ sinh tồn, phát triển tốt và hạnh phúc.
Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi: Giáo dục nề nếp sinh hoạt
Hãy bỏ qua suy nghĩ cố hữu “ trẻ con chưa biết gì”. Ngay từ khi trong bụng mẹ chúng đã có thể phân biệt được giọng nói người quen, người lạ thì đương nhiên khi được sinh ra nhận thức của trẻ sẽ còn sâu sắc hơn.
Giai đoạn này mẹ cần giáo dục nề nếp sinh hoạt cụ thể cho bé như giờ giấc ăn, ngủ, đi chơi, nghe nhạc, đi bơi… Tùy theo từng điều kiện khác nhau mà ba mẹ sắp xếp theo lịch của gia đình.
Ở thời điểm 2 năm đầu đời này ba mẹ cũng cần giáo dục cho con biết việc nào là việc cá nhân con cần tự làm, việc nào cần sự giúp đỡ. Ba mẹ cần rèn cả vận động thô lẫn vận động tinh cho bé, từ việc cầm nắm đồ ăn ở giai đoạn 6-7 tháng tuổi, khéo léo hơn là việc tự cầm muỗng xúc lúc 8-9 tháng tuổi, và 1 tuổi có thể bắt đầu học tự cầm đũa.
Giai đoạn từ 1-2 tuổi bé cần học cách tự lau nhà khi trẻ làm bẩn, giúp mẹ rửa chén, giặt đồ, phơi đồ, gấp đồ. Ngoài những hoạt động mục tiêu trên thì ba mẹ nên định hướng cho trẻ theo một bộ môn nghệ thuật như hội họa hoặc âm nhạc bằng cách cho các bé tập vẽ, cho bé nhận biết âm thanh nhạc cụ, chơi nhạc với nhạc cụ tự chế như hũ tiêu, chén đĩa, nồi niêu, xoong chảo…
Có thể nói giai đoạn nào ba mẹ cũng không “nhàn”,nhưng giai đoạn này ba mẹ vất vả nhất, vì phải vô cùng kiên nhẫn với mọi sai lầm, đổ vỡ của trẻ.
Giai đoạn 2-3 tuổi
2-3 tuổi trẻ đã có thể diễn đạt hoàn chỉnh mong muốn của cá nhân. Đây được ví như giai đoạn vàng trong vàng của trẻ vì chúng quá đỗi đáng yêu. Trẻ đang học ngôn ngữ, ba mẹ nên đọc sách nhiều hơn cho bé nghe, cũng có thể cho bé nghe radio kể chuyện, các bài hát thiếu nhi với ca từ ngộ nghĩnh bổ sung vốn từ cho trẻ.
Giai đoạn 3-4 tuổi
Nếu phụ huynh nào muốn dạy tiếng nước ngoài cho trẻ thì không nên bỏ lỡ thời điểm này. Các bé 3-4 tuổi được coi là công dân toàn cầu, có thể học đa ngôn ngữ rất nhanh. Ngoài việc tập trung lớn nhất cho việc dạy ngôn ngữ thì ba mẹ nên đầu tư thêm vào các môn năng khiếu cho con như học nhạc để thúc đẩy tốt hơn trí tưởng tượng, là nền tảng quan trọng nhất cho khả năng sáng tạo. Trí tưởng tượng là một loại trí tuệ chỉ phát triển ở lứa tuổi mầm non, lớn lên sẽ không còn nữa.
Hiện nay có rất nhiều các chương trình âm nhạc mầm non dành cho các bé từ 3-6 tuổi, góp phần khai mở trí tuệ cho trẻ vô cùng tốt.
Chương trình piano mầm non Music for Litlle Mozarts
Chương trình piano mầm non Kawai Music
Giai đoạn từ 4-5 tuổi
Khoảng thời gian này bé phát triển mạnh mẽ nhất về tư duy logic. Ba mẹ đặt mục tiêu vào giáo dục trẻ ở mặt này bằng cách cho trẻ học chơi cờ, luyện puzzle, lắp lego. Song song những hoạt động chính đó phụ huynh có thể cho trẻ học thêm năng khiếu để chuẩn bị tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1.
Giai đoạn 5-6 tuổi
Khi trẻ tham gia các lớp học năng khiếu trước đó bé đã phần nào được rèn tính kiên nhẫn, tập trung thời gian theo quy định cho một mục đích nhất định. Việc này giúp bé không còn bỡ ngỡ khi học vì đã được làm quen và chuyển đoạn gián tiếp từ chơi sang vừa chơi vừa học, sang học hoàn toàn.
Hơn nữa, tại các lớp học trải nghiệm hoặc năng khiếu, cùng các hoạt động tập thể tham gia trước đó trẻ đã có kinh nghiệm kết nối với giáo viên và bạn bè, mang đến khoảng thời gian bắt nhịp tốt với việc học.
Đầu tư cho giáo dục luôn là hạng mục đầu tư sinh lời. Đặt ra mục đích giáo dục cụ thể cho từng giai đoạn, ba mẹ sẽ được hưởng thụ việc “nuôi con không phải là cuộc chiến” mà là một hành trình đầy những khám phá mới mẻ của cả ba mẹ lẫn con cái. Và kết thúc của việc giáo dục con có chủ đích sẽ luôn là trái ngọt.
Chúc các ba mẹ luôn hạnh phúc cùng sự phát triển của con.
Mọi thông tin chi tiết về các chương trình học nhạc cho bé từ 3-6 tuổi các bậc phụ huynh vui lòng liên hệ: 18006715