Giáo dục âm nhạc cho trẻ hiện nay đang nhận được rất nhiều quan tâm của các bậc phụ huynh, nhưng số nhiều này lại chỉ là một bộ phận rất ít các ông bố bà mẹ có con trong độ tuổi mầm non, lứa tuổi tốt nhất để bắt đầu một hành trình âm nhạc, đích đến là lợi ích song hành suốt cuộc đời.
Xem thêm tin về âm nhạc: Chữa di chứng đột quỵ bằng âm nhạc
Theo cách nghĩ thông thường người ta coi việc học nhạc cho trẻ thuộc về môn học năng khiếu, điều này thể hiện rõ nhất ở các nhà trường phổ thông, đồng nghĩa cho rằng âm nhạc chỉ là thứ ngụy biện khi nói nó có giá trị suốt đời. Nhưng âm nhạc là sự công bằng của tạo hóa, nó nằm ở cảm xúc, vậy nên bất cứ đứa trẻ nào từ khi sinh ra cũng đã có sẵn năng lực âm nhạc, công việc của giáo dục âm nhạc là phát triển năng lực đó, dành cho tất cả mọi người chứ không khoanh tròn ở một nhóm nhỏ được gắn mã số “có năng khiếu”.
Trước khi đọc tiếp, mời bạn đọc bài này
Học cảm thụ âm nhạc là tốt hay chỉ phí tiền ba mẹ, tốn thời gian của trẻ?
Tại Việt Nam, người ta cho con học đàn vì nhiều lý do, nhưng nhìn chung các bậc phụ huynh thường bày tỏ quan điểm mong muốn con cái có đời sống tinh thần phong phú hơn và học để cho vui. Vì chắc chắn trong số đó, phần lớn phân vân rằng Không biết con cái họ có năng khiếu âm nhạc hay không.
Nhưng chính khái niệm “học cho vui” nghe thì đặc biệt đơn giản, nhưng lại là mục đích chân chính nhất để bắt đầu hành trình âm nhạc lâu dài. Hạnh phúc của đời người là gì nếu không phải vui sống, và học một môn nhạc cụ mang đến cho đời người một niềm vui tâm tình bất tận. Giáo dục âm nhạc chính là người khơi nguồn cho cho hành trình này.
Ngoài lợi ích suốt đời vừa nêu ở trên, tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với đời sống con người đã được rất nhiều nghiên cứu nghiêm túc và tốn kém chỉ ra như: giúp tăng cường trí thông minh, xây dựng kỷ luật, sự tự giác, tính chi tiết, giảm stress, góp phần hình thành cho trẻ một nhân cách đẹp…
Ngược lại!
Có nhiều bậc phụ huynh chia sẻ, họ cảm thấy sợ hãi với hành trình đầy khổ luyện từ ngày thơ bé được các nghệ sĩ nổi tiếng vẫn nói đến ngoài kia. Họ lại băn khoăn, áy náy, học nhạc cho vui mà phải nhiều nước mắt và đớn đau nhường ấy thì vui ở đâu? hay thôi không học, nhường sân chơi lại cho những bạn có năng khiếu hơn.
Nhưng không ai bắt học lịch sử để trở thành nhà khảo cổ, không ai bắt học Toán để trở thành Pitago và học nhạc cũng như học bất cứ bộ môn nào khác, cần có thời gian để vượt qua những khó khăn ban đầu, hãy coi sự tập trung luyện tập là quyền lợi tất nhiên của mỗi người. Chẳng lẽ không có năng khiếu chơi tennis sẽ không được phép cầm vợt, không có tố chất của Tiger Wood sẽ không được phép chơi Golf, không nhạy ngôn ngữ như Đỗ Nhật Nam thì không thể học Tiếng Anh?
Hiện nay nhiều chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non được thiết kế được thiết kế theo tâm lý lứa tuổi, thực sự làm toát lên được giá trị “giáo dục âm nhạc” khi con trẻ được vừa chơi, vừa học. Quãng đường đầu tiên dễ giết chết cảm xúc âm nhạc khi các ký hiệu bản nhạc xuất hiện, thách thức trí nhớ, kiên nhẫn của trẻ, thì nay nhẹ nhàng như những bài hát, câu chuyện cổ tích mà trẻ vẫn nghe hàng đêm qua lời kể của mẹ. Mang trẻ đi dọc hành trình khám phá với nhiều cung bậc cảm xúc, làm giàu tâm hồn cho chúng, và yêu đời ngoài kia thiết tha hơn.
Rất nhiều người trong chúng ta, khi đã làm cha làm mẹ, hơn một lần hối tiếc mình không có cơ hội học nhạc từ nhỏ, hay đã không tập luyện âm nhạc một cách nghiêm túc khi được học. Khi trưởng thành, chúng ta ý thức cụ thể hơn về vai trò của âm nhạc, và biết được giá trị của thời gian, nhưng lại không thể tìm trở về.
Niềm hạnh phúc của bậc làm cha mẹ là khi lắng nghe con chơi đàn, nhận thấy sự tiến bộ của con, đó là phần thưởng quý giá cho những nỗ lực đầu tư, tự hào vì đã tặng cho con mình một món quà có giá trị bền vững trong cuộc sống.
Thế đấy, giáo dục âm nhạc có thể mở ra một quãng rộng để bàn luận về giá trị mạnh mẽ của nó đối với xã hội như Triết gia Hy Lạp Plato, Triết gia, nhà giáo dục Trung Quốc Khổng Tử hay như gần đây nhất là John Sykes, giám đốc phát triển của MTV Networks Mỹ đã nhấn mạnh “Giáo dục âm nhạc cho trẻ em là yếu tố cần thiết cho việc phát triển nguồn lực quốc gia”.
Và chúng ta cũng có thể nhìn nhận trong một góc hẹp “học nhạc để cho vui”, niềm vui sống là động lực sống đẹp, sống có giá trị của đời người. Đầu tư cho giáo dục âm nhạc là đầu tư cho lợi ích suốt đời.
Các Chương trình âm nhạc mầm non tại Việt Thương Music:
- Chương trình piano mầm non Music for Little Mozarts – Nhà xuất bản Alfred Hoa Kỳ dành cho trẻ từ 3-6 tuổi: Chương trình áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực trong các tiết dạy như Kodaly, Off Schulwerk… xuyên suốt theo hành trình khám phá âm nhạc của Chuột Mozart và Gấu Beethoven, dẫn dắt các bạn nhỏ cùng chơi, cùng học, cùng múa hát một cách sinh động, nhẹ nhàng trong 2 năm. Kết thúc chương trình, bé có trình độ tương đương Pre-Paratory theo đánh giá của Hội đồng khảo thí chất lượng âm nhạc quốc tế, sau đó bé có thể lựa chọn học bất cứ bộ môn nhạc cụ nào theo ý thích mà không gặp trở ngại về nhạc lý cơ bản.
- Chương trình piano mầm non Kawai Music với hai chương trình học song song là Hello Music (Lớp nhóm) và Soundtree (Lớp cá nhân). Đây là chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ của Nhật Bản dành cho trẻ từ 3-6 tuổi, kéo dài 2 năm. Bé được học, và chơi với âm nhạc thông qua giáo án được thiết kế sinh động, lồng ghép ý niệm âm nhạc trong các trò chơi. Khi kết thúc chương trình bé có trình độ tương đương Pre-Paratory theo đánh giá của Hội đồng khảo thí chất lượng âm nhạc quốc tế, và có thể lựa chọn bất kỳ bộ môn nào bé mong muốn.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 1800 6715