Đối với học viên học thanh nhạc, ca sĩ thì tư thế đứng khi biểu diễn là một phần quan trọng, nó không chỉ là phong thái của người nghệ sĩ, nó còn quyết định đến chất lượng âm thanh phát ra.
Tư thế đứng khi luyện thanh nhạc như thế nào?
Tư thế đứng trong hát được coi là quan trọng. Vì tư thế sẽ quyết định
việc âm thanh được phát ra như thế nào. Nếu chúng ta đứng không vững,
âm thanh sẽ không chuẩn và cột hơi cũng không chắc. Vậy nên
- Tư thế tốt nhất khi luyện thanh chính là tư thế khiến ta thực sự thoải mái, hai bàn chân vững chắc có thể đứng cách nhau một chút
- Khi đứng sức nặng của cơ thể hầu như dồn vào một chân, còn chân kia đưa lên một chút. Không nên để trọng lượng cơ thể dồn xuống cả hai chân như khi đứng nghiêm, hoặc dạng hai chân làm cơ thể căng cứng, không đẹp mắt.
- Trọng lượng phần cơ thể như dựa vào thắt lưng sau, cơ thể không chúi về phía trước hoặc ngửa về phía sau.
- Hai vai hơi kéo về phía sau để cho ngực thoải mái.
- Hai tay buông lỏng, bàn tay để tự nhiên, không nắm chặt hoăc duỗi thẳng cứng nhắc.
- Mắt nhìn thẳng, không ngửa cổ hoặc cúi gập xuống sẽ ảnh hưởng không tốt đến âm thanh.
- Việc biểu hiện tình cảm bằng nét mặt phải hài hoà, phù hợp.
- Khi tập hát nên tập trước gương để theo dõi nét mặt,kịp thời sửa những cử động xấu.
Hình ảnh các bạn học viên tài Việt Thương trong đang luyện tập trong giờ học nhạc
Nói tóm lại tư thế hát tốt nhất là tư thế vững vàng, khoẻ mạnh nhưng vẫn mềm mại, tự nhiên, thoải mái tạo nên dáng dấp đẹp mắt.
Sau tư thế là vị trí âm thanh. Âm thanh phát ra phải có vị trí cao, vang, sáng, tròn vành, rõ chữ. Đó chính là tiêu chí của một âm thanh đẹp.
Vị trí âm thanh trong thanh nhạc là một trong những yếu tố kĩ thuật quan trọng bậc nhất. Vậy vị trí âm thanh nên luyến láy như thế nào để hay?
Vị trí âm thanh gồm hai loại là cộng minh ngực và cộng minh đầu.
- Cộng minh đầu chính là cảm giác khi ta hát tốt âm thanh phát ra không phải vang từ miệng mà ở vị trí cao hơn đầu, hơi rung ở xương mặt. Người ta nói âm thanh đó được đưa vào lớp “mặt nạ”. Trên xương vòm mặt có các hốc gọi là xoang phụ của mũi, những xoang này ăn thông với nhau, được bao bọc bởi lớp niêm mạc có những dây thần kinh. Dây thần kinh này bị kích thích rung động tạo nên cảm giác đặc biệt gọi là cộng minh đầu.
- Cộng minh ngực là cảm giác rung vang ở lồng ngực. Hiện tượng này xảy ra khi hát ở âm khu ngực. Nó chỉ xuất hiện khi thanh đới rung lên những âm trầm, do đó khi hát giọng giả không có cảm giác cộng minh ngực. Hai cảm giác này đều quan trọng giúp người ca sỹ đánh giá được hoạt động của cơ quan phát âm đúng hay sai.
Tham khảo nhiều bài viết về học thanh nhạc tại đây:
VOCAL RECITAL – Chương trình kiểm định chất lượng dành cho bộ môn Thanh nhạc
Thanh nhạc – âm thanh đồng điệu khắp toàn cầu
Rèn luyện kĩ thuật hát non legato, marcato khi học thanh nhạc
Nhận lời tư vấn học thanh nhạc từ giáo vụ Việt Thương Music qua hotline 1800 6715.
Chat với chúng tôi hoặc gọi điện về hotline 1800 6715 của Việt Thương Music School để được chúng tôi hỗ trợ thông tin về khóa học, học phí, ưu đãi đang có.
Khóa học thanh nhạc tại Việt Thương